Business English - Nói về chủ đề chính sách công ty
Chào mừng các bạn đã trở lại với #CoffeeTalkEnglish. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một chủ đề vô cùng thực tế, đó là "Chính sách công ty". Hỏi về chính sách công ty là một điều vô cùng quan trọng khi chúng ta bắt đầu làm việc tại một công ty mới. Coffee Talk English (CTE) sẽ giới thiệu cho bạn nhiều mẫu câu thông dụng và phổ biến, giúp bạn diễn đạt ý tưởng và quan điểm của mình một cách chính xác và thuyết phục trong nhiều tình huống giao tiếp Tiếng Anh tại công sở.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Carl, một giáo viên đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm từ #CoffeeTalkEnglish. Thầy Carl sẽ sử dụng accent Mỹ đặc trưng của khu vực bang Arizona, giúp các bạn không chỉ học từ vựng Tiếng Anh và cấu trúc câu một cách linh hoạt, mà còn nâng cao khả năng nghe và phát âm của mình.
Chúc các bạn có những phút giây học giao tiếp Tiếng Anh thú vị với #CoffeeTalkEnglish!
Mình bắt đầu học nhé:
Nghĩa: “Chúng ta được cho phép bao lâu để ăn trưa nhỉ?”
Nghĩa: “Thời gian nghỉ trưa của chúng ta là bao lâu nhỉ?”
Nghĩa: “Nếu như tôi chỉ tốn 30 phút ăn trưa, tôi được nghỉ về sớm 30 phút không?”
Nghĩa: “Tôi xuất hiện ở công sở lúc mấy giờ?”
Note: ‘to report to work’ dịch nghĩa đen là báo cáo tới công sở.
Cơ bản là xuất hiện/trình diện tại công sở thôi nhé, không nhất thiết phải “báo cáo” với ai vì đây chỉ là cách nói.
Nghĩa: “(Ở đây) Có cứng nhắc về giờ làm việc không?”
Note: ‘to have a strict policy on sth’ tức là có chính sách chặt chẽ về thứ gì đó.
Tuy nhiên, để dễ hiểu là chính sách cứng nhắc, bất di bất dịch về điều gì đó.
Nghĩa: “Chúng ta có được phép đến làm 1 tiếng muộn hơn nếu (tan sở) làm thêm 1 tiếng nữa không?”
Nghĩa: “Nội quy ăn mặc ở đây là gì vậy?”
Note: từ ‘code’ trong ‘dress code’ không có nghĩa duy nhất là mã (mật mã/mã vi tính/mã vạch), mà là nội quy.
Một số ví dụ khác bao gồm: ‘moral code’ -> quy chuẩn đạo đức;
hoặc ‘code of ethics’ -> quy tắc/đạo đức hành nghề (riêng cho ngữ cảnh học thuật/hàn lâm/y học)
Nghĩa: “Công ty này có cái luật cuối tuần mặc đồ tự do không?”
Note: ‘casual Friday’ là chính sách cho ăn mặc áo quần ‘casual’ (áo quần thường ngày) vào thứ 6 hàng tuần. Ở Việt Nam thì áp dụng vào thứ 7 ở một số công ty, nên không có cách nói “casual Saturday” trong tiếng Anh sẵn.
(Vì ở đa số các nước phương Tây, chính sách làm việc không làm vào thứ 7)
Nghĩa: “Nếu tôi có 10 ngày nghỉ, tôi có được sử dụng hết trong một lần không?”
Note: ‘at once’ có 2 nghĩa sử dụng: thứ nhất là ‘ngay lập tức’ và thứ hai là ‘trong/cùng 1 thể/lượt’. Để phân biệt ngữ cảnh thì dựa trên cách nói và loại hành động để phán đoán. Ví dụ:
”Come with me at once!” -> “Đi với tôi ngay lập tức.” (Vì “Đi với tôi trong 1 lượt” không có nghĩa lắm)
”Everyone! Let’s raise your hands all at once!” -> “Mọi người! Hãy giơ tay cùng 1 lúc nhé!”
Nghĩa: “Chúng ta có những ngày lễ nào được nghỉ?”
Note: “What holidays do we have?” khác nghĩa với câu trên vì nó sẽ được hiểu là “Chúng ta có ngày lễ nào?” trong khi câu trên thêm từ ‘off’ để nhấn mạnh rằng ngày lễ nào sẽ được nghỉ dựa theo chính sách công ty.
Nghĩa: “Mấy ngày nghỉ (có phép hoặc có lương) của tôi có hết hạn không nhỉ?”
Nghĩa: “Chúng ta được làm tại nhà không nhỉ?”
Hy vọng với những thông tin trên từ Coffee Talk English, bạn đã bỏ túi được cho mình nhiều cách hay để hỏi về chính sách của công ty. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hay muốn học IELTS một cách hiệu quả, đừng ngần ngại mà hãy đặt lịch test trình độ đầu vào tại đây. Hoặc có thể tham gia group Coffee Talk English (The original) với chúng mình trên Facebook để cùng chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm thú vị, cũng như các phương pháp học từ vựng tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.
Cảm ơn mọi người đã ghé đọc blog của #CoffeeTalkEnglish. Hãy đón xem bài học tiếp theo từ trung tâm nhé!